WEB3 PI, CON ĐƯỜNG KIẾM TIỀN CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Công nghệ vân hành trên Internet mấy chục năm qua phát triển như vũ bão ngoài khả năng tưởng tượng ngay cả đối với những bộ óc siêu phàm nhất. Chỉ một cú hích từ sáng kiến của một trò chơi, tương lai nhanh chóng biến thành hiện tại, hiện tại loáng cái trở thành quá khứ. Kiến thức mà sinh viên vừa được trang bị trên giảng đường, bước chân ra khỏi cổng trường lập tức trở thành lạc hậu.
Web1 từng là một cuộc cách mạng, từ đầu những năm 1990. Với nền tảng này, bạn lướt web để xem thông tin, nó cung cấp cho bạn một lượng kiến thức đồ sộ trên mọi lãnh vực trước đây bạn không có cơ hội tiếp cận. Tất nhiên có những thông tin hữu ích và những thông tin tào lao độc hại, nhưng bạn có thể chọn lọc phục vụ cho học tập, nghiên cứu, giải trí và “nhìn ra thế giới”. Với web1, bạn chỉ có thể coi thông tin bằng chữ và hình ảnh một cách thụ động, không thể phản hồi tương tác ý kiến ý cò gì được.
Web2 ra đời từ khoảng năm 2004, là cuộc cách mạng của cuộc cách mạng web. Sử dụng hệ sinh thái web2, bạn có thể sáng tạo nội dung và tương tác với chủ thể của nó, tương tác với nhau và tương tác với các liên kết. Hệ sinh thái web2 là nền tảng của các ông lớn : Facebook, Google, Youtube, Twitter… và những Big Tech khác. Những lợi ích mà web2 mang đến cho người dùng là không thể nghĩ bàn, nhưng chẳng thấm vào đâu so với siêu lợi nhuận mà các ông chủ Big Tech thu được.
Với mô hình tập trung, web2 tạo ra những “đế quốc” công nghệ, quyền lực của các ông chủ Big Tech là vô biên. Họ cung cấp cho bạn những tiện ích rồi thâu tóm dữ liệu cá nhân của bạn. Họ sai phái những “mật vụ” AI đi do thám, suốt ngày theo dõi dòm ngó bạn, từ khuynh hướng nhu cầu sở thích đến sức khoẻ của bạn, từ nơi làm việc đến những địa chỉ bạn đã đi qua, từ những mối quan hệ giao tiếp đến những gì bạn đang đọc đang xem đang tương tác, từ hàng hoá dịch vụ bạn mua sắm cho đến bàn ăn phòng ngủ của bạn. Họ tóm gọn đời tư của bạn để chẻ nhỏ ra bán cho các công ty quảng cáo, để chỉ điểm cho các thế lực chánh trị khống chế bạn.
Họ có thể xoá bỏ những nội dung sáng tạo của bạn, chặn những ý kiến của bạn, hạn chế tương tác hoặc xoá luôn tài khoản của bạn mà không cho biết lý do hoặc đưa ra lý do rất mù mờ, bạn không cãi được, tổng thống Mỹ cũng không cãi được. Họ biến bạn thành công cụ để họ kiếm tiền, biến bạn thành nô lệ trên nền tảng của họ nhưng ban cho bạn một số lợi ích đủ để bạn cảm thấy mình là người tự do.
Vì càng có đông người dùng thì lợi nhuận thu được từ quảng cáo càng lớn, nên mạng xã hội dựa trên nền tảng web2 dung túng cho những kẻ ném đá giấu tay, mỗi người có thể lập nhiều tài khoản tạo thành những thế lực ảo bịa đặt thông tin tấn công những người không hợp với bọn họ, nhiều người bị bọn họ cho lên bờ xuống ruộng, bị làm cho thân bại danh liệt, thậm chí phải tự sát.
Nhưng bạn không thể bỏ được web2, không thể tẩy chay nó. Vì công việc của bạn, vì một phần cuộc sống của bạn đã dính chặt với nó rồi.
Và cũng giống như các đế quốc trong lịch sử, “đế quốc” công nghệ trước sau gì cũng suy tàn. Không một thứ cường hào nào có thể tồn tại dài lâu, kể cả cường hào công nghệ. Phải có một lực lượng “đào mồ” chôn chúng. Web3 sẽ đảm nhận vai trò lịch sử đó.
Web3 ra đời mở ra một thời đại mới, thời đại phi tập trung. Nền tảng của web3 là công nghệ Blockchain.
Ứng dụng đầu tiên của công nghệ Blockchain là tạo ra tiền mã hoá (crypto). Crypto đầu tiên là Bitcoin. Hồi Bitcoin mới ra đời báo chí Việt Nam chửi là trò lừa đảo khiến cho những người Việt chơi Bitcoin vuốt mặt không kịp, giờ thì ai cũng biết nó là gì rồi. Sau Bitcoin, đã có hàng ngàn crypto (coin hoặc token) xuất hiện trên nền tảng Blockchain.
Nhưng Blockchain không chỉ tạo ra tiền mã hoá, mà còn tạo ra hệ sinh thái web3 với vô số những ứng dụng cho sản xuất, thương mại, tài chính, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, bảo vệ môi trường, giải trí và mạng xã hội.
Sử dụng những tiện ích trên các ứng dụng web3, bạn nhất định phải được xác minh danh tánh để bảo đảm bạn là một người thật và chỉ có 1 tài khoản. Bạn không có cơ hội ném đá giấu tay lén lén lút lút làm những chuyện mờ ám, nhưng dữ liệu cá nhân của bạn chỉ có bạn biết, không ai thâu tóm được, không ai dòm ngó được đời tư của bạn để chỉ điểm, không ai can thiệp hoặc cướp đoạt được các sản phẩm sáng tạo của bạn. Bạn sẽ được cấp 1 cái ví đựng crypto. Mỗi lần tương tác trên những ứng dụng tiện ích của nó, bạn sẽ được thưởng tiền, gọi là utility usage bonus, tuỳ theo mức độ tương tác của bạn. Nguyên tắc chia sẻ của web3 là : bạn sử dụng tiện ích của nó nghĩa là bạn tham gia xây dựng cộng đồng, chính cộng đồng này tạo ra tài sản và tài sản sẽ được chia sẻ cho mọi người với những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự đóng góp.
Trên nền tảng web3 và những ứng dụng của nó, nói cho dễ hiểu là như thế này : Ví dụ bạn sử dụng trình duyệt của nó, bạn sẽ được thưởng tiền, nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian bạn sử dụng. Bạn xem quảng cáo của nó, bạn sẽ được thưởng tiền. Bạn mua sắm trên đó, bạn sẽ được thưởng tiền, giống như bạn mua sắm nhiều tại một siêu thị bạn sẽ được tích luỹ điểm thưởng quy ra tiền. Người sáng tạo sẽ kiếm tiền theo cách người sáng tạo, còn người bình thường vẫn kiếm tiền được theo cách của người bình thường.
Web3 chắc chắn sẽ được phổ cập trong tương lai gần. Còn hiện tại, nó còn quá mới mẻ chưa được ứng dụng rộng rãi và nhiều ứng dụng không thành công như mong đợi. Nguyên nhân căn bản là những người muốn ứng dụng web3 vẫn chưa thoát khỏi “tàn dư” của tư duy web2, tức là vẫn dùng tư duy “tập trung” để triển khai một nền tảng phi tập trung.
Hiện tại, những ông chủ các Big Tech cũng đang nỗ lực đưa công nghệ Blockchain vào nền tảng của họ, như ông chủ phê tê bốc bỏ ra hàng chục tỷ đô la để xây dựng vũ trụ ảo, trong đó có đưa công nghệ blockchain vào. Họ giàu có bậc nhất nên nghĩ rằng phải đi tiên phong trong công nghệ mới nhất. Vấn đề là họ không thể từ bỏ mô hình tập trung, thứ mang lại lại quyền lực và siêu lợi nhuận cho họ, để chuyển sang phi tập trung, thứ phải phân tán quyền lực và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng. Dùng não trạng tập trung để triển khai phi tập trung thì có gì đó sai sai.
Cũng trong hiện tại, các crypto đang trồi sụt đến nghẹt thở trên các sàn giao dịch. Những đồng tiền mã hoá này đang bị cá mập thao túng, lúc thì đưa người sở hữu chúng lên ngọn cây, lúc đẩy họ xuống vực thẳm. Giờ thì không ai phủ nhận giá trị của Bitcoin và một số những crypto khác, nhưng do mức độ phi tập trung của chúng chưa đủ độ để chống được đầu cơ, nên những crypto này rất khó trở thành phương tiện thanh toán như đồng tiền thông thường mà chúng ta quen biết. Đại khái thế.
Trong bối cảnh đó, Pi Network ra đời. Hai nhân vật điều hành chính của dự án là tiến sĩ Nicolas Kokkalis và người bạn đời của ông, tiến sĩ Chengdiao Fan.
Tiến sĩ Nicolas là bậc thầy về công nghệ blockchain, là người giảng dạy công nghệ này tại Đại học Đại học Stanford danh tiếng của Mỹ. Ông từng là người nghiên cứu về hợp đồng thông minh trên các hệ thống phân tán có khả năng chịu lỗi từ trước khi Blockchain ra đời, nay thì hợp đồng thông minh gắn với công nghệ Blockchain. Nicolas còn là CTO sáng lập StartX, một chương trình tăng tốc khởi nghiệp phi lợi nhuận dành cho sinh viên Stanford. StartX đã giúp cho sự thành công của hơn 2000 doanh nhân. Jerry Yang, người đồng sáng lập Yahoo!, từng nói : “Tại thời điểm bắt đầu Yahoo!, tôi ước gì StartX đã xuất hiện”.
Chengdiao là tiến sĩ nhân loại học, chuyên môn của bà là nghiên cứu hành vi con người trong thời đại điện toán. Bà coi công nghệ Blockchain là phép màu giải phóng con người để giúp họ nắm bắt giá trị của bản thân và tham gia vào nền kinh tế chia sẻ trên toàn thế giới. Sản phẩm của hai người chính là sự kết hợp giữa công nghệ và con người, lấy con người làm trung tâm.
Hơn ai hết, Nicolas Kokkalis sớm nhìn ra những vấn đề của tiền mã hoá và sự bất cập trong ứng dụng công nghệ Blockchain. Là người nghiên cứu và giảng dạy công nghệ Blockchain với những ứng dụng thực tiễn của nó, ông thất vọng về những gì đang diễn ra. Pi Network là dự án ra đời để khắc phục những thất vọng đó bằng cách đảo ngược quá trình phát triển của các blockchain mới : Đầu tiên là khởi chạy bản beta, mời các thành viên tham gia (gọi là người tiên phong) rồi từng bước phân cấp thiết kế dựa trên các kết quả, loại bỏ tất cả những lỗ hổng để hoàn thiện mạng lưới. Mục đích của vợ chồng ông là tạo ra tiền điện tử mã hoá làm phươn tiện thanh toán cho tất cả mọi người, đến tận các hang cùng ngõ hẽm của thế giới và tạo ra một hệ sinh thái web3 thúc đẩy một nền kinh tế chia sẻ đúng nghĩa trên toàn cầu.
Sau hơn 3 năm kiên trì, Pi Network đã thu hút hơn 35 triệu người tiên phong tham gia xây dựng cộng đồng, hiện hữu tại gần 200 quốc gia. Số người tiên phong chạy Node đã lên tới con số hơn 100 ngàn (Nodes của Bitcoin cao nhất cũng khoảng 10 ngàn). Đến thời điểm này Pi đã chạy blockchain trên mainnet kín, đối với những người đã được xác minh danh tính, Pi đã biến thành coin (token) được chuyển vào ví, có thể mang ra trao đổi hàng hoá dịch vụ trong nội bộ cộng đồng Pi. Việc mainnet mở chỉ còn là thời gian, đó là thời gian cần thiết để hoàn thiện mọi khiếm khuyết phát sinh trong quá trình chạy thử.
Pi có những ưu điểm nổi bật chưa hệ sinh thái nào có thể sánh nổi :
Thứ nhất. Số người tham gia xây dựng mạng lưới là lớn nhất. Số Nodes chạy trên hệ thống blockchain là nhiều nhất. Nodes càng nhiều thì độ phi tập trung càng cao, hệ thống càng an toàn. Cho nên, Pi sẽ là hệ sinh thái phi tập trung cao nhất.
Thứ hai. Pi tuân thủ luật pháp của các quốc gia, trừ một vài nước bị Mỹ cấm vận. Điều này cho phép thu hút người dùng của hầu hết các nước tham gia Pi một cách hợp pháp.
Thứ ba. Trong khi Bicoin và một số crypto khác hiện nay chỉ dành cho số ít những người có nhiều tiền sở hữu chúng, thì Pi dành cho tất cả mọi người. Chỉ cần có một smartphone là có thể tham gia hệ sinh thái Pi và bắt đầu kiếm tiền trên đó. Những người có điều kiện thì tham gia chạy Nodes, sự chia sẻ sẽ nhận được nhiều hơn.
Thứ tư. Ban quản trị Pi không huy động vốn để “lùa gà”. Họ không lập dự án này để làm giàu cho bản thân mình mà xuất phát từ niềm tin, niềm say mê vào công nghệ giải phóng con người. Vốn chính là người dùng. Người dùng tham gia tạo ra hệ sinh thái và được chia sẻ lợi ích từ hệ sinh thái đó. Trên Pi Network có quảng cáo, tuy chưa nhiều lắm, dùng để trang trải một số chi phí, nhưng ta vẫn thấy có những thương hiệu lớn như Binance quảng cáo trên nền tảng này, chứng tỏ quảng cáo tại đây là có hiệu quả.
Thứ năm. Pi Network không chỉ là nơi kiếm tiền bằng việc bấm tia sét đào Pi mỗi ngày (phần thưởng đào Pi giảm dần theo thời gian, hiện nay nếu không có ref thì bấm tia sét 6 ngày mới được 1 Pi), người dùng còn được thưởng Pi coin nếu chạy Node, ngay cả việc mò mẫm vào trình duyệt Pi cũng kiếm được tiền. Khi Web3 Pi hiện hữu (nay đang hiện hữu một phần), hệ sinh thái phi tập trung này sẽ trở thành web3 đúng nghĩa với vô số những ứng dụng ngoạn mục của nền kinh tế chia sẻ. Tại đó, dù bạn có vào để chơi thôi cũng kiếm được tiền, tất nhiên không nhiều bằng vào đó để hoạt động sáng tạo hay thương mại. Sự tham gia vào cộng đồng Pi không bao giờ là quá muộn, nhưng càng sớm càng có nhiều cơ hội.
HOÀNG HẢI VÂN
P/s :
1- Báo chí từng bài bác Pi hãy nhớ mình đã từng bài bác Bitcoin. Các “chuyên gia” muốn bài bác Pi hãy nghiên cứu cho kỹ nhân thân những người điều hành và sự vận hành của nó trước khi mở mồm. Đối với kẻ bài bác thứ mà mình không biết rõ và không muốn biết, gọi kẻ đó là bất lương cũng chỉ là nói vống lên một chút mà thôi.
2- Không nên nghĩ Pi coin sẽ có giá bao nhiêu tiền để ảo tưởng hoặc thất vọng. Pi là giá trị do chính bạn tạo ra. Nó sẽ là nó so với lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó đổi được. Các bạn mua hay bán Pi bằng tiền Việt hoặc đô la lưu ý : Trong giai đoạn mainnet kín, có thể dùng Pi đổi lấy hàng và dùng hàng đổi lấy Pi, ban quản trị nghiêm cấm lấy fiat mua Pi và bán Pi lấy fiat. Đừng nghĩ hệ thống không nhìn thấy hành vi của các bạn. Phạm luật mà không bị chế tài thì không thể là hệ sinh thái đáng tin cậy.
3- Tút này chỉ diễn nôm câu chuyện để ai đọc cũng hiểu. Bạn nào muốn tìm hiểu sâu có thể vào các trang phổ cập kiến thức công nghệ Blockchain, có vô số trên Internet.
(Hình tiến sĩ Nicolas)

Bạn cũng có thể thích...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *